Vay thế chấp sổ đỏ là một hình thức vay rất phổ biến trên thị trường hiện nay khi rất nhiều người có nhu cầu vay tiền từ các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng để giải quyết khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về hình thức vay thế chấp sổ đỏ, dẫn đến nhưng băn khoăn, e ngại trong quá trình thực hiện các giao dịch. Hãy tham khảo bài viết sau đây để nắm vững những kiến thức quan trọng về hình thức vay này nhé.
14.2% - 16.2% /năm
Ưu đãi 0% lãi suất cho vay lần đầu
ĐĂNG KÝ VAYLãi suất vay chỉ từ 1.9% /tháng
Miễn thế chấp - Khoản vay lên tới 100 triệu
ĐĂNG KÝ VAYVay thế chấp sổ đỏ là gì?
Vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản đảm bảo. Tài sản này phải vẫn phải thuộc quyền sở hữu của người vay. Tùy từng ngân hàng, đơn vị tín dụng và tùy từng gói vay sẽ chấp nhận các loại hình tài sản thế chấp khác nhau, có thể là sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, máy móc, thiết bị, hàng hoá luân chuyển… trong đó hình thức vay thế chấp sổ đỏ là phổ biến nhất. Trong quá trình vay, ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp nhưng người vay vẫn có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Khi người vay không thể thanh toán khoản vay, tài sản sẽ được chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng.

Ưu, nhược điểm của vay thế chấp sổ đỏ
Ưu điểm
Như đã nói ở trên, hiện nay, có nhiều hình thức vay thế chấp ngân hàng khác nhau, tuy nhiên, vay thế chấp sổ đỏ vẫn là phương án được nhiều người lựa chọn nhất bởi những ưu điểm sau đây:
- Hạn mức vay cao: Hiện nay, bạn có thể vay thế chấp sổ đỏ đến 80% giá trị của tài sản thế chấp với thời gian đến 25 năm. Đồng thời, khách hàng có thể thanh toán khoản vay vào bất cứ thời điểm nào trong suốt thời hạn vay với phí tất toán tương đối thấp.
- Thủ tục đơn giản và quy trình giải ngân nhanh: Khách hàng chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay thế chấp sổ đỏ theo quy định là đã có thể được xét duyệt và giải ngân khoản vay sau 2 – 3 ngày làm việc.
- Lãi suất hấp dẫn: Về cơ bản, lãi suất vay ngân hàng thế chấp sổ đỏ ở mức tương đối thấp so với các hình thức vay khác.
- Đa dạng phương thức trả nợ: Khi đăng ký khoản vay, khách hàng có thể lựa chọn hình thức trả nợ phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân như trả theo tháng, quý hoặc năm. Các ngân hàng sẽ cung cấp nhiều gói vay khác nhau tương ứng với mức lãi suất và phương thức trả nợ khác nhau để phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Thẩm định linh hoạt: Đối với những khách hàng có lịch sử tín dụng không tốt như đang có dư nợ tại các ngân hàng, các công ty tài chính hoặc đang kinh doanh lĩnh vực nhạy cảm vẫn có thể được xét duyệt cho vay thế chấp sổ đỏ.
Nhược điểm
Mặc dù có không ít ưu điểm như trên, hình thức vay thế chấp nhà cũng có những hạn chế nhất định như sau:
- Nhiều vấn đề cần chú ý khi vay: Người vay cần tìm hiểu thật kỹ các quy định về khoản vay như lãi suất, cách tính tiền lãi, thời gian đáo hạn, thời hạn đóng lãi quá hạn, …
- Các chi phí có thể phát sinh: Các khoản vay này có thể sẽ phát sinh thêm các chi phí khác như phí thanh toán trước hạn, phí trễ hạn, v.v.
Điều kiện vay thế chấp sổ đỏ
- Người có quốc tịch Việt Nam đang từ 20 – 65 tuổi và có thu nhập ổn định.
- Không mắc nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng hoặc công ty tài chính nào;
- Sở hữu tài sản thế chấp là bất động sản đã được cấp sổ đỏ hoặc sổ hồng;
- Sử dụng vốn vay phù hợp.

Riêng đối với tổ chức tín dụng, điều kiện được nhận khoản vay này sẽ tương đối đơn giản hơn. Cụ thể là nếu có hồ sơ tín dụng xấu như đang mắc nợ xấu hoặc quá độ tuổi quy định, … thì vẫn có thể được xét duyệt khoản vay này.
Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ
- Đơn đề nghị vay vốn;
- Giấy tờ chứng minh nhân thân còn hiệu lực như CMND, CCCD, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú;
- Giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của tài sản thế chấp và không có tranh chấp nào xảy ra đối với tài sản này;
- Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng để đảm bảo đủ khả năng trả nợ;
- Giấy tờ nêu rõ mục đích sử dụng khoản vay;
- Các loại giấy tờ khác theo quy định của ngân hàng.
Quy trình vay thế chấp sổ đỏ
Quy trình cầm sổ đỏ vay ngân hàng sẽ diễn ra với các bước như sau:
Bước 1
Nộp hồ sơ tại quầy.
Bước 2
Ngân hàng thẩm định và phê duyệt hồ sơ.
Bước 3
Tài sản thế chấp được thẩm định, định giá.
Bước 4
Ngân hàng quyết định hạn mức vay tối đa dựa trên giá trị của tài sản thế chấp.
Bước 5
Sau khi hai bên đạt thỏa thuận sẽ ký kết hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp dưới sự chứng kiến và xác nhận của công chứng viên.
Những điểm cần lưu ý khi vay thế chấp sổ đỏ
Để được chấp thuận khoản vay một cách dễ dàng và thuận lợi, khách hàng cần lưu ý một số điểm như sau:
- Các ngân hàng sẽ có quy định riêng về các khoản vay cũng như về tài sản đảm bảo để có thể xét duyệt khoản vay; tuy nhiên, hiện tại, hầu hết các ngân hàng chỉ chấp nhận bất động thế chấp có diện tích sàn tối thiểu là 25m2 trở lên và hẻm vào tối thiểu là 1m trở lên.
- Nếu tài sản đảm bảo là chung cư hoặc nhà đất thuộc các dự án chưa có sổ hồng thì khách hàng chỉ có thể đăng ký vay từ những ngân hàng đã liên kết với chủ đầu tư dự án. Nếu khách hàng muốn đăng ký khoản vay của các ngân hàng khác thì buộc phải tiến hành thế chấp bằng tài sản khác.
- Nếu bạn đang nằm trong nhóm có điểm tín dụng xấu thì các ngân hàng sẽ kiểm tra được thông tin trên hệ thống CIC và phần lớn sẽ hạn chế giới hạn vay hoặc thậm chí không xét duyệt hồ sơ vay. Vì vậy, bạn cần đảm bảo điểm tín dụng tốt để không gặp khó khăn trong quá trình xét duyệt khoản vay tại các ngân hàng.

Top 10 ngân hàng cho vay thế chấp sổ đỏ với lãi suất thấp nhất
Hiện nay, để tạo điều kiện cho khách hàng một cách tối đa, các ngân hàng tại Việt Nam đều cung cấp các gói vay thế chấp sổ đỏ. Tuy nhiên, lãi suất vay thế chấp ngân hàng được áp dụng khác nhau tại các đơn vị khác nhau. Dưới đây là top 10 ngân hàng cho vay thế chấp sổ đỏ nổi bật.
Ngân hàng VPBank
VPBank là một trong những ngân hàng triển khai gói vay thế chấp sổ đỏ với mức lãi suất thấp nhất hiện nay, 6,99 – 8,6%/năm trong thời hạn có thể lên đến 25 năm.
Ngân hàng Quốc Tế VIB
Với mức lãi suất từ 8.4%/năm cùng thủ tục đơn giản và thời gian xét duyệt khoản vay nhanh, Ngân hàng VIB cũng là một địa chỉ tin cậy của khách hàng khi gặp khó khăn về tài chính.
Ngân hàng BIDV
Là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, BIDV cũng có nhiều sản phẩm vay vốn hấp dẫn dành cho khách hàng. Trong đó, gói vay thế chấp sổ đỏ của BIDV cũng được đánh giá cao nhờ mức lãi suất chỉ từ 7%/năm, trong khi hạn mức vay vốn tương đối cao, lên tới 90% giá trị của tài sản thế chấp.
Ngân hàng Techcombank
Luôn được đánh giá cao nhờ dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo và nhiều sản phẩm ưu đãi, Techcombank cũng cung cấp nhiều gói vay thế chấp sổ đỏ với mức lãi suất vô cùng ưu đãi, thấp nhất chỉ từ 6.49%/năm, thời hạn vay tối đa 25 năm.
Ngân hàng TP Bank
Nếu xét về lãi suất thì các gói vay thế chấp sổ đỏ của TPBank từ 6,8%-8,9%/năm.
Ngân hàng Agribank
Các gói vay thế chấp sổ đỏ tại Agribank được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ mức lãi suất khá ưu đãi, chỉ từ 7-8%/năm.
Ngân hàng Vietinbank
Các gói vay thế chấp sổ đỏ của Vietinbank cũng được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ mức lãi suất tương đối dễ chịu, dao động từ 6-8%/năm.
Ngân hàng Vietcombank
Thế mạnh của Ngân hàng Vietcombank là cung cấp các gói vay thế chấp sổ đỏ với hạn mức vay cao và thời hạn vay dài lên đến 25 năm. Lãi suất cũng tương đối hấp dẫn, từ 7.2-8%/năm trong vòng 1 đến 2 năm đầu, và sau đó chỉ từ 3-3.5%/năm cho những năm tiếp theo.
Ngân hàng Sacombank
Với các gói vay thế chấp sổ đỏ của Sacombank, khách hàng có thể được giới hạn thời gian vay đến 25 năm với mức lãi suất tương đối thấp trên thị trường hiện nay, từ 7.49- 8.5%/năm.
Ngân hàng MB Bank
MBBank có những khoản vay thế chấp sổ đỏ hấp dẫn nhất cho khách hàng, với hạn mức vay lên tới 80% giá trị tài sản thế chấp, thời hạn tối đa 20 năm và lãi suất chỉ từ 7,5%/năm.
Kết luận
Vay thế chấp sổ đỏ là một hình thức vay rất phổ biến tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong thời điểm hiện tại nhờ những lợi ích mà nó mang lại cho các đơn vị cho vay cũng như cho khách hàng. Với quy trình công khai, minh bạch cùng thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ tài chính tiện lợi này. Tuy nhiên, cho dù bạn lựa chọn khoản vay nào tại bất cứ ngân hàng nào thì cũng cần lên kế hoạch cụ thể cho khoản vay của mình để sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả cũng như tránh những khoản phí không đáng có và những khoản nợ xấu về sau.
Những câu hỏi thường gặp
Table of Contents